- Mạng bán tour trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam | Du lịch Vietrantour

Những dòng sông chảy trên “ Cửu đỉnh”.

Những ai từng lãng du trên cố đô Huế, không thể không ghé thăm Cửu Đỉnh, được đặt trong Đại Nội. Bao nhiêu đền đài của triêu Nguyễn đã bị hư hại đang từng bước phục hồi, nhưng 9 chiếc cửu đỉnh vẫn sừng sững với thời gian.

 

 

Sân Thế Miếu, nơi đặt 9 chiếc đinh

 

Đúng như Vua Minh Mạng đã cảm tác bài thơ Ngự Chế ngay sau khi dẫn văn võ bá quan đến tế lễ ở nhà Thế Miếu và chiêm ngưỡng báu vật vừa đúc xong:

“Nguy nga khất lập an bàn thái

Tử tử tôn vĩnh bảo truyền”


Tạm dịch: Cửu đỉnh uy nghi như bàn đá như núi Thái Sơn, để con cháu đời đời còn lưu truyền. Sử sách còn ghi lại cái ngày 9 cái đỉnh đặt trên sân Thế Miếu đó là tháng Giâng năm Đinh Dậu (1837), cách đây 179 năm. Khi đó chắc hẳn màu của những chiếc đồng vừa đúc vàng óng một góc sân rồng. Nay thì màu sắc của đỉnh đã ngả sang màu xanh cổ vật, nhưng các đường nét khắc họa trên đó vẫn cực kì sắc sảo, đậm nét nghệ thuật. Chẳng thế mà Cửu Đỉnh đã được nhà nước phong tặng là bảo vật Quốc gia đợt đầu tiên vào năm 2012 cùng với trống đồng Ngọc Lũ.


 
Hình khắc sông Lam trên Tuyên Đỉnh
 
Cái quý của bộ Cửu Đỉnh này không chỉ là sự to lớn và vững chãi. Mỗi đỉnh có trọng lượng hơn 2 tấn và chiều cao xấp xỉ 2,3m. Giá trị của những chiếc đỉnh này còn là lòng tự tôn dân tộc. Vua Minh Mạng ghi rõ những chiếc đỉnh này cao to bà dày nặng gấp nhiều lần đỉnh Trung Quốc thờ xưa.

Mỗi cái đỉnh đều biểu tượng cho một đời Vua, vì thế mỗi chiếc có một tên riêng ứng vưới thụy hiệu của các Vua triều Nguyễn. Không những vậy, các mảng chạm khắc của mỗi đỉnh lại khác nhau. Mỗi đỉnh khắc 17 bức họa cảnh và 1 bức họa thư. Tổng cộng có 153 bức họa cảnh và 9 bức họa thư.


 
Thế Miếu - Ảnh: Sưu tầm
 
Nhiều nhà khoa học cho rằng 153 bức họa như là một tập Bách khoa toàn thư của thời Nguyễn, miêu tả từ mặt trời, mặt trăng đến cỏ cây, non nước. Dường như trên Cửu Đỉnh đã chứa đụng cả tinh hoa của đất trời vào đó. Vua Minh Mạng chọn đúc 9 cái đỉnh đồng đã gửi gắm vào đó là bao ý tưởng. Con số 9 là con số thiêng. Từ thời Hùng Vương , đã có chuyện đồ sính lễ của Sơn Tinh phải là “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Con số 9 còn là biểu tượng của sự trường tồn. Có lẽ vậy mà nhà Nguyễn đã chọn đúc 9 đỉnh, mỗi đỉnh có 3 hàng trang trí, mỗi hàng có 9 mảng chạm khắc. Đề tài khắc họa cũng được tuyển lựa kỹ càng. Trong đó, biểu tượng non sông đất nước được chạm khắc ở hàng giữa mỗi đỉnh, được coi là quan trọng nhất.
 
Hình sông được lựa chọn khá nhiều và tiêu biểu: mỗi đỉnh được khắc họa 2 sông và có tất cả hình của 18 con sông (gồm cả kênh đào) trên Cửu Đỉnh. Nghệ thuật tạo hình đã được các thợ đúc đồng phường Dương Xuân ở Kinh đô Huế thể hiện khá tinh tế. Một số học giả phương Tây cho rằng thợ đúc đã đúc các mảng hoa văn riêng biệt rồi sau đó mới hàn vào Cửu Đỉnh. Tuy nhiên. nghiên cứu khoa học gần đây đã cho thấy cách đúc liền khối chứ không phải hàn. Các thợ đúc giỏi khắp nước vào Huế mang theo cách đúc đồng cổ truyền từ thời đúc trống Đông Sơn. Họ khắc vào khuôn đất nung các hình âm bản. Đến khi đúc thì cho ra thành phẩm với các nét trang trí dương bản như đã thấy.
 
 
Ảnh: Sưu tầm
 
Những con sông lớn của nước ta đều có mặt trên Cửu Đỉnh. Nhà Nguyễn rất có ý thức trong việc lựa chọn: trước tiên là ông Hồng, sông Mã và sông Lam. Ba con sông là cái nôi của người Việt Văn minh Việt ngàn đời bắt nguồn từ đấy. Chưa kể sông Mã chảy xuyên qua xứ Thanh vốn là quê gốc của vương triều Nguyễn, từ đó mới có "tự thuở mang gươm đi mở nước". Sông Hồng được đặc tả là có những cù lao nổi giữa sông. Đoạn trên của sông Hồng (từ Lào Cai về Việt Trì) lại có tên là sông Thao, cũng được khắc trên Huyền Đỉnh. Chữ được khắc là Thao Giang, đã cho thấy lịch sử tên gọi thời Nguyễn của đoạn sông Hồng này, mà xa xưa hơn bắt nguồn từ tên đã gọi ngàn năm là Nậm Tao. Người xưa cũng không quên khắc họa hình núi non ở hai bên sông. 
 
Một con sông lớn nữa mang đầy chiến công chống xâm lăng là sông Bạch Đằng, nơi có chiến công của Ngô Vương Quyền và Trần Hưng Đạo. Một thuở nào cọc gỗ còn cắm đầy sông chờ thuyền giặc.
 
Con sông Hương thơ mộng của đất Thần Kionh cũng đã được tuyển chọn. Sông Hương từng chảy qua Kinh đô gắn bó với vương triều và cũng là nơi đặt lăng mộ của nhiều đời Vua Nguyễn. Sông Sài Gòn chảy qua thành phố Hồ CHí Minh được khắc trên Cao Đỉnh. Khi đó, sông còn có tên là "Ngưu Chử Giang" nghĩa là ông Bến Nghé, sau đó mới có tên là sông Tân Bình hay sông Sài Gòn ngày nay.
 
Hai con sông lớn của dòng Cửu Long là sông Tiền, sông Hậu trên Huyền Đỉnh được khắc họa chung một ngọn nguồn, điển hình cho một vùng đồng bằng màu mỡ mới khai phá đương thời.
 
 
Hiển Lâm Các - Ảnh: Sưu tầm
 
Bên cạnh những dòng sông lớn tiêu biểu cho cả ba miền Bắc - Trung - Nam, vua Minh Mạng còn cho khắc họa các con sông đào, thành tựu nổi bật của triều Nguyễn bấy giờ: đó là 6 con sông đào: kênh Vĩnh Tế ở An Giang và Kiên Giang, sông đào Vĩnh Điện ở Quảng Nam, sông đào Lợi Nông và Phố Lợi ở Thừa Thiên Huế, sông đào Vĩnh Định ở Quảng Trị, sông đào Cửu An ở Hưng Yên. Đó là con sông thủy lợi và nhiều khi là sự xác nhận chủ quyền.
 
Trong số 9 con sông đào thì nổi tiếng hơn cả là kênh Vĩnh Tế. Vua Gia Long đã sớm nhận thức được vấn đề phát triển kinh tế của vùng giáp với nhà nước Chân Lạp khi đó, cũng là để phòng vệ biên giới Quốc gia. Sau 5 năm với 8 vạn dân binh, đào đắp hàng triệu mét khối đất bằng đôi tay và dụng cụ thô sơ, đến năm 1824 thời Minh Mạng đã hoàn thành kênh đào này, dài 91km, tưới tiêu hàng vạn mẫu ruộng, lại còn phòng giữ ngoài biên và tiện lợi cho dân buôn bán. Lịch sử còn ghi người có công đầu đắp kênh là viên trấn thủ Thoại Ngọc Hầu. Nhà Nguyễn đã vinh danh ông bằng cách đặt tên vợ ông cho kênh: Vĩnh Tế. Hình ảnh kênh cũng đã được khắc vào chiếc đỉnh đẹp nhất: Cao Đỉnh tưởng niệm Vua Gia Long.
 
Mười tắm con sông trên Cửu Đỉnh vừa hội tụ cảnh sắc nước Nam, vừa ghi dấu ấn khai phá đất nước của nhà Nguyễn. Không phải ngẫu nhiên mà vào thời điểm Cửu Đỉnh được đúc, cũng là lúc cương giới đất nước mở rộng như biên giới ngày nay. Người cho đúc Cửu Đỉnh được dân truyền tụng là một ông Vua sáng của một thời thịnh trị: Vua Minh Mạng.
 
 
 

Từ khóa:

Bài viết mới nhất

Giải mã sức hấp dẫn của du lịch Thổ Nhĩ Kỳ (phần 1)

Thổ Nhĩ Kỳ hiện là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của các du khách mong muốn trải nghiệm một vùng đất mới lạ tới quốc gia này

Giải mã sức hấp dẫn của du lịch Thổ Nhĩ Kỳ(phần 2)

Ở phần 1, sức hấp dẫn của du lịch Thổ Nhĩ Kỳ đang dừng lại tại thành phố Pamukkale “lâu đài bông”. Vậy nét luôn cuốn, si mê lòng người của Thổ Nhĩ Kỳ còn nằm tại đâu ? Hãy cùng Vietrantour tìm hiểu nhé

Giải mã sức hấp dẫn của du lịch Thổ Nhĩ Kỳ (phần cuối)

Tiếp nối chuỗi bài giải mã sức hấp dẫn của du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Ở phần cuối, Vietrantour sẽ gửi đến bạn đọc 13 món ngon đặc trưng và thú vị tại đất nước cổ tích này.

TỪ ẨM THỰC ĐƯỜNG PHỐ ĐẾN NHÀ HÀNG MICHELIN: CHU DU MIỀN VỊ GIÁC TẠI SINGAPORE

Singapore là quốc gia của các nhà hàng danh tiếng, quê hương của những đầu bếp, chủ nhà hàng và nhân viên pha chế đầy nhiệt huyết, những người sống và hít thở với đam mê ẩm thực. Những món ăn nổi tiếng không thể không kể đến khi ghé thăm Singapore như cơm gà Singapore, cua sốt ớt, cháo ếch, bún nước Laksa,... đã thu hút hàng triệu lượt du khách, đặc biệt là các tín đồ sành ăn đến với đảo quốc sư tử này.

VIETRANTOUR TIẾP ĐÓN PHÁI ĐOÀN DU LỊCH ÚC

Đoàn du lịch Úc bao gồm các Cục du lịch Úc, điểm đến các bang, sân bay Sydney và các công ty du lịch đến gặp gỡ và trao đổi về cơ hội phát triển du lịch Úc đối với thị trường khách Việt Nam

KHÁM PHÁ SINGAPORE THỎA MÃN SHOPPING

Mỗi tuần, có 128 chuyến bay giữa Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Singapore. TP.HCM là nơi có nhiều chuyến bay nhất do vị trí địa lý gần. Vé khứ hồi từ Việt Nam đi Singapore tương đối rẻ, đôi khi chỉ khoảng 3 triệu đồng nếu bay từ Hà Nội. Đây là cơ duyên cho các tín đồ du lịch kết hợp mua sắm.