ĐỀN TRẦN HƯNG ĐẠO – MIẾU VUA BÀ – CHÙA BA VÀNG – THÁNH ĐỊA YÊN TỬ – CÔN SƠN KIẾP BẠC
- 102
- sale3@vietrantour.com.vn
- Ngày khởi hành: Hàng ngày
- Số ngày đi tour: 2 ngày 1 đêm
Lịch trình
05:00: Xe và HDV đón quý khách tại Hà Nội khởi hành đi Quảng Ninh. Trên đường đi, quý khách nghỉ dừng chân dùng bữa sáng (chi phí tự túc)
7h30 – 12h00: Đoàn tham quan, làm lễ tại đền Trần Hưng Đạo – Miếu Vua Bà – Bãi Cọc Bạch Đằng – Chùa Ba Vàng – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử
- ĐỀN TRẦN HƯNG ĐẠO VÀ MIẾU VUA BÀ: Địa danh nằm ở bên sông Bạch Đằng thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh, nơi có đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – người chỉ huy trận thủy chiến Bạch Đằng năm 1288 chống đoàn thủy quân do Ô Mã Nhi chỉ huy. Tại đây còn có Miếu Vua Bà thờ bà lão bán nước trên bến thuyền ngày xưa đã mách bảo quân sỹ nhà Trần cách xem mực nước thủy triều lên xuống để bầy trận bãi cọc chống lại thuyền giặc. Đây không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của cha ông ta chiến thắng quân xâm lược trên dòng sông huyền thoại Bạch Đằng.
- BÃI CỌC BẠCH ĐẰNG: Di tích gắn liền với trận thủy chiến đánh bại quân Nguyên Mông TK13. Thể hiện tài trí của quân dân Đại Việt, chiến thắng trên sông Bạch Đằng vào năm 1288 đã đập tan mộng xâm lược Đại Việt của đế quốc Nguyên Mông
- CHÙA BA VÀNG: Từ cơ sở ngôi chùa cổ xuất hiện từ thời vua Lê Dụ Tông, Chùa Ba Vàng ngày nay được xây mới mang dáng dấp một ngôi chùa miền Bắc, Việt Nam với quy mô lớn, khang trang và tráng lệ như cung điện hoàng gia. Chính điện “Đại hùng bảo điện” lớn vào hàng kỷ lục với kiến trúc hai tầng hoành tráng, nổi bật với bộ tranh lớn kể về cuộc đời Đức Phật.
- THIỀN VIỆN TRÚC LÂM YÊN TỬ: Xưa là Chùa Lân, còn gọi là Long Động Tự – ngôi tự viện nổi tiếng từ thời Trần, nay tiếp tục là nơi tu hành, hoằng pháp của dòng Thiền viện Trúc Lâm do Phó Pháp chủ, Hòa thượng Thích Thanh Từ làm chủ sự. Từ xa xưa đã có câu “Ngõ chùa Lân, Sân chùa Muống, Ruộng chùa Quỳnh” để chỉ các danh lam cổ tự lớn và quan trọng
12h00 – 12h30: Đoàn di chuyển về Thánh địa Yên Tử - Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (Yên Tử)
14h00: Đoàn làm thủ tục nhận phòng, nghỉ ngơi tại khu nghỉ dưỡng Làng Nương – Yên Tử
12h30 – 13h30: Đoàn ăn trưa set menu thuần Việt tại nhà hàng Cơm Quê Làng Nương, Yên Tử (có thực đơn chay)
14h00: Đoàn làm thủ tục nhận phòng, nghỉ ngơi tại khu nghỉ dưỡng Làng Nương – Yên Tử
Tour “Hành trình theo dấu chân Phật Hoàng” – khám phá non thiêng Yên Tử (cáp treo)
15h00 – 17h30: Suối Giải Oan – Chùa Giải Oan – Tháp Tổ - Chùa Hoa Yên – Chùa Một Mái – Chùa Đồng
- SUỐI GIẢI OAN & CHÙA GIẢI OAN: Nơi chứng kiến cuộc chia li bi tráng của ngã rẽ xuất gia hơn 700 năm trước khi Thượng hoàng Trần Nhân Tông giã biệt các cung tần mỹ nữ để lên núi tu hành. Nơi Ngài lập đàn tràng siêu độ cho các cung nữ trẫm mình xuống suối sau thành chùa Giải Oan. Tại đây, khách có thể tự mình cởi bỏ các oan khiên kết buộc, chuẩn bị tâm thế lên núi lễ Phật.
- HUỆ QUANG KIM THÁP: Vua Anh Tông và Đệ nhị Tổ Pháp Loa đã xây tháp năm 1309 để thờ và lưu giữ xá lợi Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Là trái tim của núi Yên Tử, nơi đây tụ khí thiêng của cả dãy núi trùng điệp.
- CHÙA HOA YÊN: Với cả ngàn năm tuổi, đây là ngôi Chùa Cả giữ vị thế quan trọng nhất trong quần thể chùa Yên Tử, nơi Tam Tổ Trúc Lâm và các Tổ kế tiếp của Thiền phái từng trụ trì và truyền thừa. Từ đó Yên Tử trở thành “Kinh đô Phật giáo” của Đại Việt.
- CHÙA MỘT MÁI: Thời Trần từng là Am Ly Trần, ngôi chùa nhỏ có kiến trúc độc đáo, cheo leo trên vách núi, có những pho tượng cổ quý giá bằng đá trắng, và mạch nước thiêng từ lòng núi được ví như “sữa mẹ” .
- CHÙA ĐỒNG: Ở đỉnh cao nhất của dãy núi Yên Tử, nơi con người, đất, trời như hoà làm một. Hiện ra như một đóa sen khổng lồ giữa mây trời, ngôi chùa bằng đồng trên đỉnh Non Thiêng đã trở thành một biểu tượng của Danh sơn Yên Tử. Dân gian có câu: “Tu đông, tu tây - Chưa đến chùa Đồng, chưa đắc quả tu”.
18h00 – 18h45: Chương trình Thiền Hoa Đăng – Gửi gắm ước nguyện tại non thiêng Yên Tử
20h00 – 21h00: Tham gia chương trình Đêm Hội Làng Nương – Chợ Quê, giao lưu văn nghệ trong không gian văn hóa của một ngôi làng cổ Bắc Bộ. Tham dự các trò chơi, dân gian như nhảy sạp, đi cà kheo, nhảy dây và thưởng thức các tiết mục biểu diễn văn nghệ truyền thống do người dân tộc Dao thể hiện.
21h00: Nghỉ đêm tại Làng Nương – Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (Yên Tử).
7h30 – 9h00: Đoàn tự do tham quan Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm, tự do mua sắm đồ lưu niệm tại khu nghỉ.
9h30: Đoàn làm thủ tục trả phòng
9h30 – 17h30: HDV đón đoàn đi thăm làm lễ tại Chùa Quỳnh Lâm – Đền An Sinh – Di tích Côn Sơn Kiếp Bạc – Đền Nguyên Phi Ỷ Lan - Hà Nội
- CHÙA QUỲNH LÂM: Học viện Phật giáo nổi tiếng từ thời Lý Trần, gắn với sự nghiệp của Đệ nhị Tổ Pháp Loa, được coi là trường đại học phật giáo đầu tiên ở nước ta. Ngôi chùa thờ Tam Thế Phật và Tam Tổ Trúc Lâm mới được phục dựng hoành tráng và đẹp đẽ, có tôn trí pho tượng Phật bằng ngọc quý do các nghệ nhân từ Ấn Độ, Srilanca, Thái Lan cùng tạo tác theo mẫu tượng Thích Ca Mâu Ni tại Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ) và được thỉnh về chùa tháng 12/2020.
- ĐỀN AN SINH: Vốn thuộc đất Thang Mộc của An Sinh Vương Trần Liễu từ thế kỷ 13, đây là nơi thờ tự và tế lễ các vua Trần và là trung tâm tín ngưỡng quan trọng qua các thời Trần, Lê, Nguyễn cho tới tận ngày nay.
- DI TÍCH CÔN SƠN – KIẾP BẠC: Khu di tích đặc biệt cấp quốc gia nơi có chùa Côn Sơn, ngôi chùa có từ thời Đinh, thờ Thiền sư Huyền Quang – Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Ngài từng tu hành ở đây, lập đài Cửu phẩm Liên hoa, biên tập kinh sách, giảng đạo thuyết pháp, phát triển đạo phái. Cạnh đó là đền Kiếp Bạc, dựng vào đầu thế kỷ 14 thờ anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn – người chỉ huy quân sự tối cao trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Vào thế kỷ 13, đây là nơi đóng quân và là phủ đệ của Ngài. Nơi đây còn gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các danh nhân nổi tiếng khác như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Trần Nguyên Đán….
- ĐỀN NGUYÊN PHI Ỷ LAN: là người phụ nữ có tài kinh bang tế thế, từng đã 2 lần nhiếp chính trông coi việc nước. Lần thứ nhất vào năm 1069 khi vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh giặc phương Nam, lần thứ hai vào năm 1072 khi vua băng hà, hoàng thái tử Lý Càn Đức nối ngôi mới có 7 tuổi nên bà được tôn là Hoàng Thái Hậu nhiếp chính, điều khiển quốc gia, cùng triều thần lãnh đạo Đại Việt tiền thành cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi.
17h30 – 20h00: Đoàn lên xe khởi hành về Hà Nội
HDV tiễn đoàn, kết thúc Chương trình và hẹn gặp lại!
Thông tin chi tiết
DỊCH VỤ BAO GỒM
Xe vận chuyển theo chương trình
Phòng nghỉ kén ngủ tại khu nghỉ dưỡng Làng Nương Yên Tử, Trung tâm văn hóa Trúc Lâm (4 khách/phòng)
Mức ăn chính: 1 bữa + 02 bữa ăn trưa và tối ngày 1 - setmenu thuần việt tại nhà hàng Cơm Quê, Làng Nương (Có thực đơn chay)
Bảo hiểm du lịch (mức đền bù tối đa 100.000.000đ/vụ).
Phí thắng cảnh các điểm vào cửa lần thứ nhất có trong chương trình.
Tour tham quan Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử
Chương trình trải nghiệm thiền hoa đăng, gửi gắm ước nguyện tại non thiêng Yên Tử
Chương trình tour “Hành trình theo dấu chân Phật Hoàng” (Vé cáp treo khứ hồi 2 chặng, xe điện, HDV tại điểm, Quà tặng trên Chùa Đồng)
DỊCH VỤ KHÔNG BAO GỒM
Phí nghỉ phòng đơn, đồ uống, chi phí cá nhân: điện thoại, giặt là, đồ trong tủ lạnh tại phòng khách sạn và chi phí khác không có trong chương trình.
Tiền bồi dưỡng cho HDV và lái xe.
Thuế VAT.
Các lựa chọn theo chương trình