Đậm Đà Hương Vị Món Ngon Đường Phố Việt
Việt Nam có nền văn hóa ẩm thực đa dạng và phong phú, các phần lớn các món ăn ngon đều khởi động nguồn từ ẩm thực đường phố. Mỗi nơi có những món đặc sản, thậm chí, từng hàng quán lại có những bí quyết gia truyền. Ví dụ như bánh mì Việt Nam, món ăn được bình chọn vào top 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới, khi thưởng thức ở Hà Nội, Hội An hay Sài Gòn, mỗi chiếc bánh mì mang lại đặc điểm của văn hóa ẩm thực tại địa phương đó.
Ảnh: Sưu tầm
1-Tây Bắc
CƠM LAM: Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày của người dân miền núi Tây Bắc. Cơm lam nướng trong ống tre, ống núa, với nguyên liệu được sử dụng là nếp nương. Khi thưởng thức, khách hàng thực hiện sẽ dùng tay tách lớp bên ngoài của ống cho đến khi các lớp lụa mỏng màu vỏ bọc lấy cơm, chiều dài thành chập bằng ống núa chiều dài. Cơm nguội, chấm muối hoặc lạc, cảm nhận độ dai, mềm dẻo của lụa mỏng hòa quyện trong từng hạt cơm ngon. Hương thơm của vừng, đậm đà của thịt heo rừng nướng hòa quyện với dẻo thơm của nếp nương tạo nên một món ăn hấp dẫn và thấm đẫm hương núi rừng, hãy nói lòng người thưởng thức.
Ảnh: Sưu tầm
THẮNG CỐ: Là đặc sản của người dân tộc Mông song cho đến nay, món ăn này đã trở nên quen thuộC vói rất nhiều tộc người ở vùng cao, và đặc biệt trở thành món ăn nổi tiếng, hấp dẫn với khách du lịch. Thịt nấu tháng cố theo truyền thống là thịt ngựa, về sau có thêm thịt bò, thịt trâu và thịt lọn. Để chế biến tháng cố phải sử dụng rất nhiều loại gia vị đặc biệt của vùng cao, cách chế biến cũng khác nhau tùy từng vùng. Sau khi mổ ngựa, làm sạch sẽ, tất cả thịt và lục phủ ngũ tạng của con ngựa sẽ được ướp gia vị gồm muối, thảo quả, địa điền, quế, lá chanh nướng thơm trong khoảng 15-30 phút rồi đem xào chín, cho nước vào hàm nhù. Thắng cố có mùi hơi khó chịu với những người ăn lần đầu do sử dụng nhiều loại gia vị. Nhưng khi thưởng thúc miếng thịt ngựa đã được hầm nhù với chén rượu ngô cay nồng, vị ngọt mềm của thịt kết hợp vị cay của ót Bắc Hà, bạn sẽ cảm nhận trọn vẹn hương vị vùng cao.
Ảnh: Sưu tầm
2-Hà Nội
BÚN CHẢ: Bún chả là một trong những món đặc trưng của người Hà Nội, có mặt ở kháp các đường phố, ngóc ngách trên mảnh đất Hà thành. Món ăn sử dụng những nguyên liệu phổ biến và dân dã song chế biến rất cầu kì, tỉ mỉ tới từng chi tiết. Thịt miếng và thịt viên được tẩm ướp rồi kẹp vào vỉ, nướng trên than hoa thật khéo léo cho đến khi thịt chín vàng ruộm bên ngoài, bên trong chín tới mềm mại. Chả sẽ dậm đà hơn khi được chấm cùng nước mắm hội tụ đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt từ ót, chanh tươi, mắm muối tới vị giòn sần sật của những lát đu đủ xanh, cà rốt. Một phần không thể thiếu của món ăn là rau sống gồm xà lách, kinh giới, tía tô, rau muống chẻ, giá đỗ... sẽ làm bún chả thanh mát hơn, khiến bạn chỉ muốn ăn mãi.
Ảnh: Sưu tầm
CHẢ CÁ: được chế biến từ nguyên liệu chính là cá lăng, chả cả Là Vọng từ lâu đã trở thành món ăn dặc trưng, nổi tiếng của người Hà Nội, hấp dẫn nhiều thục khách trong nưóc và quốc tế. Đầu bếp sẽ lạng thịt cá tù hai bên sườn, thái mỏng theo miếng vùa ăn, tấm uóp, nuóng trước trên than, rồi sau đó người ăn sẽ rán lại trên chảo với thì là, ăn cùng bún và mắm tôm. Món ăn đặc biệt này được tô điểm thêm hành lá, nước mắm hoặc mắm tôm, lạc rang, rau thơm. Món rau ăn kèm cũng rất quan trọng, đầy đủ vói lát chuối xanh, lát khế thái mỏng xanh, lạc rang bùi thom, sung, mơ, ngổ, thơm, đinh lăng... Gắp từng miếng cá nưóng vàng rộm thơm lừng, ăn kèm với rau thơm, hành lá, chấm chút mắm tôm để thưỏng thúc món ăn hài hòa, trọn vị.
Ảnh: Sưu tầm
3-Huế
CHÈ: Trong hành trình khám phá ẩm thực Huế, du khách không thể bỏ qua chè Huế - món ăn dường phố nổi tiếng của đất Cố đô. Nhũng nồi chè đa dạng từ dân dă dến cung đình sắp thành từng hàng, đầy màu sắc bắt mắt. Mỗi loại chè có hương vị riêng của chuối, bắp, bột lọc, đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, hạt sen, hạt lựu, dứa xanh và các nguyên liệu khác. Nếu mùa hè, những ly chè đá mát lạnh là lựa chọn số1 thì mùa đông, thưởng thức bát chè nóng hổi, ấm áp là điều tuyệt vời nhất.
Ảnh: Sưu tầm
CƠM HẾN: Cơm hến là món ăn mộc mạc, thanh đạm vang danh của người dân xứ Huế. Cơm hến giống như một món trộn với những nguyên liệu phong phú mà giản dị. Cơm nguội được đánh tơi, nấu từ thứ gạo ngon nên vẫn mềm dẻo. Những con hến bé xíu (ngon nhất là hến ở Cồn Hến) dược trộn với cơm, ăn kèm là các loại rau như xà lách, húng thơm, hoa chuối, khế chua, rau răm... thêm đậu phộng rang vàng nguyên vỏ, một vài lát da heo chiên phồng, hành phi và cuối cùng là mắm ruốc Huế. Tất cả đều dể nguội duy có nước hến luôn dược giữ nóng hổi để sau khi trộn các thành phần, chan nước hến là sẽ có ngay món cơm cay giòn, đúng vị. Cơm Hến thường được ăn với ớt thật cay đúng như khẩu vị của người dân xứ Huế. Vị dậm dà của mắm ruốc, chua chua của khế dậy mùi rau thơm, vị béo ngậy của da heo chiên hòa quyện cùng nước hến luôn được giữ nóng khiến món cơm nóng hổi, thơm nồng, mang hương vị dậm dà, chân quê đầy quyền rũ.
Ảnh: Sưu tầm
BÚN BÒ HUẾ :Bún bò Huế mang đến cho thưc khách một nét ẩm thực nhẹ nhàng, thanh tao và rất riêng của xứ Huế. Cũng như nhiều món ăn đặc trưng của Cố đô, bún bò rất cầu kỳ trong cách chế biến, đặc biệt ở nước lèo (nước dùng). Nưóc lèo được hầm từ xương heo, xương bò với một số loại củ, cộng thêm vị đậm đà của mắm ruốc nên ăn với sợi bún to mới làm vừa khẩu vị. Nước ngon là nước phải trong, hòa quyện với gia vị sả, ớt, đường phèn tạo độ ngọt thanh, ít dầu mỡ. Những sợi bún to trắng nõn cùng với thịt bò, móng giò và tiết heo nóng hổi, bốc hơi nghi ngút trong tô nước lèo ngọt lịm, hòa quyện với vị thơm lừng của hành tây, củ sả, đậm đà của mắm ruốc, ăn kèm với các loại rau sống, bắp chuối, giá tươi, chanh, ớt xanh, hay ớt chưng của Huế sẽ mang đến cho thực khách nhũng trải nghiệm thú vị.
Ảnh: Sưu tầm
4-Đà Nẵng
MÌ QUẢNG: Là món ăn đặc trưng của đất Quảng Nam, mì Quảng được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương vị riêng đặc biệt. Hòa quyện cùng sợi mì trắng ngà, mềm mại là vị thanh ngọt và béo của nước lèo (nước hầm xương). Với mì Quảng truyền thống thì nguyên liệu chính là tôm và thịt heo tươi. Rau sống ăn kèm với mì Quảng gồm 9 loại là: cải non, xà lách tươi, húng lủi, quế xanh, giá đỗ, rau răm, ngò rí, hành hoa và hoa chuối thái mỏng. Đậu phộng rang và bánh tráng mè nưóng giòn đi kèm sẽ làm tăng thêm hương vị độc đáo cho món ăn.
Ảnh: Sưu tầm
BÁNH TRÁNG CUỐN THỊT HEO: "Món ngon nhớ mãi" là câu cửa miệng của du khách khi dược thưởng thức bánh tráng cuốn thịt heo, đặc sản Đà Nẵng. Thuộc họ nhà cuốn chấm tương tự như nem cuốn, gỏi cuốn, nhưng bí quyết để món ăn ngon hơn cả chính là ở đĩa thịt heo luộc và nước chấm. Mỗi suất bánh tráng gồm một đĩa thịt heo có lớp nạc, lớp mỡ xen kẽ đủ để miếng thịt không khô, không ngấy. Ăn kèm là bộ sưu tập rau sống, đồ ghém đầy đủ các loại: xà lách, mùi thơm, tía tô, diếp cá... và giá đỗ, dúa, xoài, dưa chuột, chuối xanh thái lát được cuộn tròn cùng trong bánh tráng rồi chấm vào bát mắm nêm thật thơ. nồng và cay, khiến bạn phải xuýt xoa khi thưởng thức.
Ảnh: Sưu tầm
5-Hội An
CAO LẦU: Những sợi mì cao lầu được đặt gọn ghẽ dưới đáy tô cùng một ít giá trần vùa chín tới, xen lẫn chút rau Trà Quế, húng lủi, rau thơm. Vài lát thịt xá xíu thái mỏng, tôm, thịt gà, da heo chiến giòn đặt bên trên trước khi rưới nước sốt lên, điểm thêm một ít cao lầu chiên, quả ớt xanh, lát chanh mỏng khiến cao làu dường như hội tụ đủ sắc, vị và hương. Món ăn cũng được biến tấu với nhiều hương vị để thực khách lựa chọn như cao lầu heo, cao lầu gà, cao lầu thịt và hải sản.
Ảnh: Sưu tầm
6.Sài Gòn
CƠM TẤM: Với người Sài Gòn xưa, tấm là những hạt gạo bị gãy nát trong quá trình xay xát. Với sự sáng tạo theo thời gian, tấm được nâng lên thành một món ăn hấp dẫn mang tên gọi mộc mạc, đơn giản “Cơm tấm". Cơm tấm thường được ăn kèm với sườn cốt lết heo nướng mật ong là ngon nhất. Để đĩa cơm bắt mắt và sang trọng, đầu bếp còn làm thêm món chả, chủ yếu từ thịt xay nhỏ trộn trứng vịt đánh nhuyễn, nêm thêm gia vị cùng nấm mèo xắt nhỏ, bún tàu để món chả dẻo hơn. Chả được hấp trong xủng và được cắt khéo léo cho dĩa cơm càng bắt mắt. Có nơi còn chiến trúng ốp la hoặc lạp xưởng tươi ăn kèm. Ăn cơm tấm muốn ngon phải có dưa rau muống muối chua ngọt cùng vài loại khác ăn kèm.
Ảnh: Sưu tầm